Cơ quan chức năng sẽ mạnh tay với đối tượng trốn cách ly, tung tin thất thiệt về dịch Covid-19
Trong khi cả hệ thống chính trị đang ngày đêm nỗ lực phòng chống dịch Covid-19 thì một số cá nhân sử dụng mạng xã hội đăng thông tin không chính xác về dịch bệnh. Số khác lại bỏ trốn khỏi cách ly bắt buộc, khai báo y tế gian dối khiến cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng chống đại dịch.
Tung tin giả, khai gian dối, trốn cách ly
Từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam đến nay nhiều đối tượng đã lợi dụng tình hình để đăng tải những nội dung thất thiệt gây hoang mang dư luận. Trước hành vi này, cơ quan chức năng đã triệu tập, xử lý hàng chục đối tượng tung tin thất thiệt trên mạng xã hội.
Đáng chú ý, ngày 25/3, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã tiến hành mời làm việc với Đ.N.Q (trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) để làm rõ việc đăng tải thông tin thất thiệt về dịch bệnh Covid-19 trên mạng xã hội Facebook gây hoang mang dư luận.
Theo cơ quan chức năng, từ tháng 2/2020 đến nay, Facebook của Đ.N.Q đã đăng tải gần 300 bài viết liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 tại nhiều địa phương trên cả nước, mỗi bài viết thu hút đến hàng nghìn lượt thích, chia sẻ, bình luận. Điều này trở thành điểm nóng, nguồn phát tán thông tin thất thiệt thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trên mạng xã hội thời gian qua.
Qua đấu tranh, Đ.N.Q khai nhận đã thu thập thông tin nóng về tình hình dịch bệnh Covid-19 từ nhiều nguồn chưa được kiểm chứng. Sau đó, Đ.N.Q chỉnh sửa, lồng ghép quan điểm cá nhân tạo thành tin thất thiệt.
Một số bài viết kèm theo hình ảnh văn bản của cơ quan chức năng khi chưa được công bố chính thức về thông tin người nhiễm Covid-19 hoặc cần đưa vào diện cách ly làm ảnh hưởng đến công tác chủ động phòng chống dịch bệnh tại một số địa phương khiến người dân hoang mang phải sơ tán, chuyển chỗ ở, tích trữ lương thực gây mất an ninh trật tự.
Đ.N.Q đã phải gỡ bỏ 216 bài viết với nội dung thông tin chưa được kiểm chứng và bài viết có chứa bình luận xuyên tạc, đưa tin thất thiệt về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam. Hiện Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đang khẩn trương củng cố tài liệu để xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật của Đ.N.Q cùng những người liên quan.
Cơ quan chức năng đã xử lý hàng chục đối tượng tung tin thất thiệt về dịch Covid-19 lên mạng xã hội khiến dư luận hoang mang
Cùng với việc chống dịch Covid-19, xử lý các đối tượng tung tin thất thiệt, thì cơ quan chức năng cũng phải ngăn chặn những người thiếu ý thức, trốn cách ly để bảo vệ sức khỏe người dân. Cụ thể, chiều 29/3, đối tượng Nguyễn Thành Nam (28 tuổi, quê ở Mê Linh, Hà Nội) đã bỏ trốn khỏi khu cách ly phòng dịch Covid-19 tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, sau khi nhập cảnh từ Campuchia vào Việt Nam.
Sau khi đối tượng về quê, gia đình đã động viên và đưa đến cơ sở y tế huyện Mê Linh (Hà Nội) khai báo và thực hiện cách ly. Việc Nam bỏ trốn ra Hà Nội khiến cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh gặp không ít khó khăn; nguy cơ lây lan bệnh tật ra cộng đồng là rất lớn.
Trước đó vào ngày 19/3, đối tượng có tên là Lê Văn Vũ cũng nhập cảnh từ Campuchia vào Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh). Vũ được lực lượng chức năng đưa vào khu cách ly tập trung tại xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu. Đến sáng 29/3, anh ta bất ngờ bỏ trốn, khiến các ngành chức năng tỉnh Tây Ninh phải phát đi thông báo truy tìm.
Lê Văn Vũ được tìm thấy tại quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) và được đưa về lại Tây Ninh sau đó. Lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt hành chính và yêu cầu Vũ cách ly lại từ đầu trong 14 ngày.
Cô gái vội vã rời khỏi toà nhà HH01B khu đô thị Thanh Hà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) nơi vừa bị cách ly phòng dịch Covid-19, rất may công an đã phát hiện và kịp thời giữ lại
Tình trạng người từ cùng có dịch Covid-19 về khai báo y tế gian dối như bệnh nhân số 17, 178… đã khiến nhiều người bị lây nhiễm bệnh, hàng trăm, hàng nghìn người; cả khu phố phải cách ly; gây lo sợ, bức xúc trong nhân dân, gây khó khăn, tốn kém trong công tác phòng dịch.
Xử lý nghiêm để răn đe, giáo dục chung
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 27/3/2020 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Chỉ thị số 15 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19. Trong Chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xử lý nghiêm, kể cả xử lý hình sự các trường hợp đưa tin không đúng sự thật, không khai báo y tế, khai báo y tế không trung thực; trốn tránh, chống đối, không chấp hành biện pháp cách ly y tế; găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường theo đúng quy định của pháp luật.
Chiều 30/3, Hội đồng Thẩm phán TANDTC cũng đã ban hành Công văn số 45/TANDTC-PC gửi Tòa án các cấp và các đơn vị trực thuộc hướng dẫn xử lý các tội phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Từ sáng 31/3, nhiều lều dã chiến phục vụ test nhanh Covid-19 ngoài cộng đồng đã được UBND TP Hà Nội cho lắp đặt và chính thức hoạt động tại một số địa điểm ở gần Bệnh viện Bạch Mai
Trao đổi với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô về những quy định pháp lý trong xét xử các đối tượng tung tin thất thiệt, trốn tránh cách ly, khai báo y tế gian dối, Luật sư Trương Anh Tú – Chủ tịch Công ty TAT Law firm – Đoàn luật sư TP Hà Nội nêu quan điểm: Chính phủ vừa ra chỉ thị, chỉ đạo quyết liệt trong đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19 với nhiều nội dung và thông điệp quan trọng. Trong chỉ thị này, có chỉ thị cho các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, nhất là Bộ Công an xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin thất thiệt, gây hoang mang… “kể cả xử lý theo pháp luật hình sự”.
“Đây là một chỉ dấu cho sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan bảo vệ pháp luật trong thời gian tới đây. Như vậy, các trường hợp vi phạm chắc chắn sẽ bị xử lý mạnh tay hơn, quyết liệt hơn. Kinh nghiệm của cá nhân tôi thì với thông điệp này, sau đây những trường hợp chấp chới giữa hành chính và hình sự cũng rất có thể phải chịu xử lý hình sự. Điều này là cần thiết cho lợi ích cộng đồng.
Chúng ta đang sống ở một thời khắc đặc biệt, chưa có tiền lệ, do đó mọi quyết sách về hành pháp cũng cần chủ động, không nhất thiết cứ phải trong một khuôn khổ cứng nhắc, miễn là vì cái chung, lợi ích chung của toàn xã hội”, Luật sư Trương Anh Tú nói.
Luật sư Hoàng Tùng trao đổi về những quy định pháp lý trong việc xét xử đối tượng vi phạm pháp luật về phòng chống dịch Covid-19
Luật sư Hoàng Tùng – Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) thì cho biết: Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn áp dụng pháp luật và tổ chức xét xử đối với một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Nội dung của công văn số 45/TANDTC-PC hướng dẫn các tòa án cấp dưới tiến hành xác định cụ thể “Hành vi khác làm lây lan bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”. Điều này sẽ được áp dụng trong khi thực hiện công tác xét xử của ngành Tòa án.
Việc xác định hành vi của các cá nhân có các dấu hiệu phạm tội và khởi tố hay không trong trường hợp hiện nay thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra (thuộc cơ quan công an). Tuy nhiên, khi công văn này được ban hành với nội dung hướng dẫn cụ thể cũng sẽ mang tính chất tham khảo đối với các cơ quan chức năng khác.
Các cơ quan chức năng khác cần căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC, Thông tư của các bộ,…để tiến hành xử lý các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung và dịch Covid-19 hiện nay.
“Đối với các trường hợp bệnh nhân số 17, 21, 34, 100, 178,… hay những đối tượng trốn cách ly thì cần phải tiến hành xử lý theo quy định tại nghị định 176/2013/NĐ-CP. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm hành sự thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người (Điều 240) hoặc tội Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người (điều 295)”, Luật sư Hoàng Tùng kiến nghị.
Luật sư Đặng Xuân Cường khuyến nghị người dân nêu cao ý thức vì cộng đồng, chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19
Đồng quan điểm trên, Luật sư Đặng Xuân Cường, Trưởng ban Hình sự, Cty Luật TAT Law firm cho rằng: Những hành vi bịa đặt, tung tin thất thiệt về dịch bệnh Covid-19 lên mạng xã hội gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh thì tùy mức độ sẽ xem xét xử phạt hành chính, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 288 Bộ luật Hình sự hiện hành.
Cụ thể, theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.4 của Văn bản số: 45/TANDTC-PC xét xử tội phạm liên quan đến phòng chống dịch bệnh ngày 30/3/2020 của HĐTPTAND TC thì: “Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh, gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288”.
Cũng theo luật sư Cường, hiện nay cuộc chiến với đại dịch Covid-19 của chúng ta đang diễn ra cam go nhất. Chính phủ đã xác định đây là khoảng thời gian “vàng” để quyết định sự thành bại của “cuộc chiến”.
Để có thể thành công thì ngoài sự nỗ lực của các y bác sĩ, các cơ quan chức năng, mỗi người dân cần đồng lòng thực hiện các khuyến cáo của Chính phủ, Bộ Y tế thực hiện nghiêm các giải pháp phòng dịch; Nêu cao ý thức vì cộng đồng, chung tay đẩy lùi dịch bệnh bằng việc không đưa những thông tin chưa kiểm chứng, sai sự thật; Phát giác và tố cáo những hành vi cố tình tung những thông tin sai sự thật tới cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xử lý.
Các cấp chính quyền, cơ quan truyền thông cần ra sức tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết về quy định của pháp luật, hậu quả pháp lý của những hành vi tung tin đồn, lan truyền những thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận, làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Khi đã phát hiện những người có hành vi cố tình vi phạm, cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm khắc, triệt để nhằm đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung.
Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó; c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
a) Có tổ chức; b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông; c) Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên; d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam; g) Dẫn đến biểu tình.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Trong khi cả hệ thống chính trị đang ngày đêm nỗ lực phòng chống dịch Covid-19 thì một số cá nhân sử dụng mạng xã hội đăng thông tin không chính xác về dịch bệnh. Số khác lại bỏ trốn khỏi cách ly bắt buộc, khai báo y tế gian dối khiến cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng chống đại dịch.
Tung tin giả, khai gian dối, trốn cách ly
Từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam đến nay nhiều đối tượng đã lợi dụng tình hình để đăng tải những nội dung thất thiệt gây hoang mang dư luận. Trước hành vi này, cơ quan chức năng đã triệu tập, xử lý hàng chục đối tượng tung tin thất thiệt trên mạng xã hội.
Đáng chú ý, ngày 25/3, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã tiến hành mời làm việc với Đ.N.Q (trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) để làm rõ việc đăng tải thông tin thất thiệt về dịch bệnh Covid-19 trên mạng xã hội Facebook gây hoang mang dư luận.
Theo cơ quan chức năng, từ tháng 2/2020 đến nay, Facebook của Đ.N.Q đã đăng tải gần 300 bài viết liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 tại nhiều địa phương trên cả nước, mỗi bài viết thu hút đến hàng nghìn lượt thích, chia sẻ, bình luận. Điều này trở thành điểm nóng, nguồn phát tán thông tin thất thiệt thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trên mạng xã hội thời gian qua.
Qua đấu tranh, Đ.N.Q khai nhận đã thu thập thông tin nóng về tình hình dịch bệnh Covid-19 từ nhiều nguồn chưa được kiểm chứng. Sau đó, Đ.N.Q chỉnh sửa, lồng ghép quan điểm cá nhân tạo thành tin thất thiệt.
Một số bài viết kèm theo hình ảnh văn bản của cơ quan chức năng khi chưa được công bố chính thức về thông tin người nhiễm Covid-19 hoặc cần đưa vào diện cách ly làm ảnh hưởng đến công tác chủ động phòng chống dịch bệnh tại một số địa phương khiến người dân hoang mang phải sơ tán, chuyển chỗ ở, tích trữ lương thực gây mất an ninh trật tự.
Đ.N.Q đã phải gỡ bỏ 216 bài viết với nội dung thông tin chưa được kiểm chứng và bài viết có chứa bình luận xuyên tạc, đưa tin thất thiệt về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam. Hiện Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đang khẩn trương củng cố tài liệu để xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật của Đ.N.Q cùng những người liên quan.
Cơ quan chức năng đã xử lý hàng chục đối tượng tung tin thất thiệt về dịch Covid-19 lên mạng xã hội khiến dư luận hoang mang
Cùng với việc chống dịch Covid-19, xử lý các đối tượng tung tin thất thiệt, thì cơ quan chức năng cũng phải ngăn chặn những người thiếu ý thức, trốn cách ly để bảo vệ sức khỏe người dân. Cụ thể, chiều 29/3, đối tượng Nguyễn Thành Nam (28 tuổi, quê ở Mê Linh, Hà Nội) đã bỏ trốn khỏi khu cách ly phòng dịch Covid-19 tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, sau khi nhập cảnh từ Campuchia vào Việt Nam.
Sau khi đối tượng về quê, gia đình đã động viên và đưa đến cơ sở y tế huyện Mê Linh (Hà Nội) khai báo và thực hiện cách ly. Việc Nam bỏ trốn ra Hà Nội khiến cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh gặp không ít khó khăn; nguy cơ lây lan bệnh tật ra cộng đồng là rất lớn.
Trước đó vào ngày 19/3, đối tượng có tên là Lê Văn Vũ cũng nhập cảnh từ Campuchia vào Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh). Vũ được lực lượng chức năng đưa vào khu cách ly tập trung tại xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu. Đến sáng 29/3, anh ta bất ngờ bỏ trốn, khiến các ngành chức năng tỉnh Tây Ninh phải phát đi thông báo truy tìm.
Lê Văn Vũ được tìm thấy tại quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) và được đưa về lại Tây Ninh sau đó. Lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt hành chính và yêu cầu Vũ cách ly lại từ đầu trong 14 ngày.
Cô gái vội vã rời khỏi toà nhà HH01B khu đô thị Thanh Hà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) nơi vừa bị cách ly phòng dịch Covid-19, rất may công an đã phát hiện và kịp thời giữ lại
Tình trạng người từ cùng có dịch Covid-19 về khai báo y tế gian dối như bệnh nhân số 17, 178… đã khiến nhiều người bị lây nhiễm bệnh, hàng trăm, hàng nghìn người; cả khu phố phải cách ly; gây lo sợ, bức xúc trong nhân dân, gây khó khăn, tốn kém trong công tác phòng dịch.
Xử lý nghiêm để răn đe, giáo dục chung
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 27/3/2020 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Chỉ thị số 15 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19. Trong Chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xử lý nghiêm, kể cả xử lý hình sự các trường hợp đưa tin không đúng sự thật, không khai báo y tế, khai báo y tế không trung thực; trốn tránh, chống đối, không chấp hành biện pháp cách ly y tế; găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường theo đúng quy định của pháp luật.z
Trao đổi với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô về những quy định pháp lý trong xét xử các đối tượng tung tin thất thiệt, trốn tránh cách ly, khai báo y tế gian dối, Luật sư Trương Anh Tú – Chủ tịch Công ty TAT Law firm – Đoàn luật sư TP Hà Nội nêu quan điểm: Chính phủ vừa ra chỉ thị, chỉ đạo quyết liệt trong đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19 với nhiều nội dung và thông điệp quan trọng. Trong chỉ thị này, có chỉ thị cho các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, nhất là Bộ Công an xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin thất thiệt, gây hoang mang… “kể cả xử lý theo pháp luật hình sự”.
“Đây là một chỉ dấu cho sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan bảo vệ pháp luật trong thời gian tới đây. Như vậy, các trường hợp vi phạm chắc chắn sẽ bị xử lý mạnh tay hơn, quyết liệt hơn. Kinh nghiệm của cá nhân tôi thì với thông điệp này, sau đây những trường hợp chấp chới giữa hành chính và hình sự cũng rất có thể phải chịu xử lý hình sự. Điều này là cần thiết cho lợi ích cộng đồng.
Chúng ta đang sống ở một thời khắc đặc biệt, chưa có tiền lệ, do đó mọi quyết sách về hành pháp cũng cần chủ động, không nhất thiết cứ phải trong một khuôn khổ cứng nhắc, miễn là vì cái chung, lợi ích chung của toàn xã hội”, Luật sư Trương Anh Tú nói.
Luật sư Hoàng Tùng trao đổi về những quy định pháp lý trong việc xét xử đối tượng vi phạm pháp luật về phòng chống dịch Covid-19
Luật sư Hoàng Tùng – Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) thì cho biết: Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn áp dụng pháp luật và tổ chức xét xử đối với một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Nội dung của công văn số 45/TANDTC-PC hướng dẫn các tòa án cấp dưới tiến hành xác định cụ thể “Hành vi khác làm lây lan bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”. Điều này sẽ được áp dụng trong khi thực hiện công tác xét xử của ngành Tòa án.
Việc xác định hành vi của các cá nhân có các dấu hiệu phạm tội và khởi tố hay không trong trường hợp hiện nay thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra (thuộc cơ quan công an). Tuy nhiên, khi công văn này được ban hành với nội dung hướng dẫn cụ thể cũng sẽ mang tính chất tham khảo đối với các cơ quan chức năng khác.
Các cơ quan chức năng khác cần căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC, Thông tư của các bộ,…để tiến hành xử lý các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung và dịch Covid-19 hiện nay.
“Đối với các trường hợp bệnh nhân số 17, 21, 34, 100, 178,… hay những đối tượng trốn cách ly thì cần phải tiến hành xử lý theo quy định tại nghị định 176/2013/NĐ-CP. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm hành sự thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người (Điều 240) hoặc tội Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người (điều 295)”, Luật sư Hoàng Tùng kiến nghị.
Luật sư Đặng Xuân Cường khuyến nghị người dân nêu cao ý thức vì cộng đồng, chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19
Đồng quan điểm trên, Luật sư Đặng Xuân Cường, Trưởng ban Hình sự, Cty Luật TAT Law firm cho rằng: Những hành vi bịa đặt, tung tin thất thiệt về dịch bệnh Covid-19 lên mạng xã hội gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh thì tùy mức độ sẽ xem xét xử phạt hành chính, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 288 Bộ luật Hình sự hiện hành.
Cụ thể, theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.4 của Văn bản số: 45/TANDTC-PC xét xử tội phạm liên quan đến phòng chống dịch bệnh ngày 30/3/2020 của HĐTPTAND TC thì: “Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh, gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288”.
Cũng theo luật sư Cường, hiện nay cuộc chiến với đại dịch Covid-19 của chúng ta đang diễn ra cam go nhất. Chính phủ đã xác định đây là khoảng thời gian “vàng” để quyết định sự thành bại của “cuộc chiến”.
Để có thể thành công thì ngoài sự nỗ lực của các y bác sĩ, các cơ quan chức năng, mỗi người dân cần đồng lòng thực hiện các khuyến cáo của Chính phủ, Bộ Y tế thực hiện nghiêm các giải pháp phòng dịch; Nêu cao ý thức vì cộng đồng, chung tay đẩy lùi dịch bệnh bằng việc không đưa những thông tin chưa kiểm chứng, sai sự thật; Phát giác và tố cáo những hành vi cố tình tung những thông tin sai sự thật tới cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xử lý.
Các cấp chính quyền, cơ quan truyền thông cần ra sức tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết về quy định của pháp luật, hậu quả pháp lý của những hành vi tung tin đồn, lan truyền những thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận, làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Khi đã phát hiện những người có hành vi cố tình vi phạm, cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm khắc, triệt để nhằm đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung.
Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó; c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
a) Có tổ chức; b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông; c) Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên; d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam; g) Dẫn đến biểu tình.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Nguồn: tuoitrethudo.com.vn