Lựa chọn loại hình doanh nghiệp (1)

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp là bước đầu tiên, cần thiết để có thể thành lập được một doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp ở Việt Nam khá đa dạng. Chính vì vậy, để có thể chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tại và định hướng phát triển, người chủ doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Dưới đây là nội dung phân tích chi tiết của các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam.

  1. Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ sở hữu và đồng thời là người đại diện theo pháp luật.

Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các hoạt động của doanh nghiệp,  có toàn quyền quyết định đối với lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh và mọi hoạt động của doanh nghiệp.

A, Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân.

– Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất  nên người chủ sở hữu này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.

– Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác

B, Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

– Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp

– Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.