Hỏi đáp về chia di sản thừa kế

Câu hỏi: Ông A kết hôn với bà B năm 1990 sinh ra anh C (năm 1991) chị D (1993).Năm 2000, ông A và bà B phát sinh mâu thuẫn và đã ly hôn. họ thống nhất thỏa thuận bà B nhận cả ngôi nhà đang ở (và nuôi chị D), ông A nhận nuôi anh C và được chia một số tài sản có giá trị khác. Năm 2002 ông A dùng số tài sản trên để xây dựng 1 căn nhà khác.Tháng 9/2003 ông A kết hôn với bà T sinh ra được 2 người con là E (2004) và F (2006).Hai ông bà sống trong căn nhà mới này và ông A tuyên bố nhà là của riêng không nhập vào tài sản chung. Tháng 10/2010 ông A chết để lại di chúc hợp pháp cho anh C hưởng 1/2 di sản thừa kế của ông. Riêng ngôi nhà ông để lại giao cho bà T dùng làm nơi thờ cúng. Tháng 1/2011, anh C yêu cầu bà T chuyển nhà cho mình nhưng bà không chịu nên anh C đã hành hung gây thương tích cho bà T. Đến tháng 5/2011, chị D có đơn gửi tòa án yêu cầu chia di sản thừa kế của bố. Qua điều tra xác định: ngôi nhà của ông A trị giá 200 triệu đồng, ông A và bà T tạo lập được khối tài sản trị giá 1 tỉ đồng. Hãy tư vấn và chia di sản thừa kế trên.

Trả lời:

         Di sản của ông A để lại gồm có 1 ngôi nhà trị giá 200 triệu đồng, vào khối tài sản chung với bà T trị giá 1 tỉ đồng.

         Tại Khoản 1 Điều 670 của BLDS 2005 quy định: “1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng…”

         Như vậy, ngôi nhà mà trong di chúc ông A có nói giao lại cho bà T làm nơi thờ cúng sẽ không được chia thừa kế, và bà T là người quản lý thực hiện việc thờ cúng, nên hành vi mà anh C hành hung gây thương tích cho bà T yêu cầu bà T chuyển nhà cho anh C là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào mức độ gây thương tích mà bà C có thể khởi kiện anh C về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác theo Điều 104 BLHS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

         Tổng di sản được chia thừa kế của ông A sẽ là tổng khối tài sản trị giá 500 triệu đồng (1/2 khối tài sản trị giá 1 tỉ đồng mà ông A và bà T tạo lập được). Trong di chúc, ông A cho anh C hưởng ½ di sản thừa kế , vậy di sản anh A được hưởng sẽ là 1/2 khối di sản ông A để lại có giá trị là 250 triệu đồng.

         Di sản thừa kế còn lại của ông A là khối di sản trị giá 250 triệu đồng.

         Khoản 2 Điều 675 BLDS 2005 quy định:  “đối với phần di sản không được định đoạt trong di chúc thì phần di sản không được định đoạt trong di chúc thì sẽ áp dụng chia thừa kế theo pháp luật.”

         Vậy di sản thừa kế còn lại của ông A là khối di sản trị giá 250 triệu đồng này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

         Theo điều 676 BLDS 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

         Khoản 2 Điều 685 BLDS 2005 quy định: “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.”

         Như vậy, những người được hưởng phần di sản thừa kế theo pháp luật gồm các con của ông A (C,D,E,F) và vợ của ông A là bà T, và họ cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau, C=D=E=F=T= khối tài sản trị giá 50 triệu đồng. Những người này có quyền yêu cầu chia đều hiện vật hoặc thỏa thuận định giá và thỏa thuận người nhận hiện vật, nếu không thỏa thuận được thì bán để chia đều mỗi người thừa kế 50 triệu đồng.