Việc khám xét chỗ ở
Về biện pháp khám xét chỗ ở, theo quy định tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật Tố tụng hình sự:
Về biện pháp khám xét chỗ ở, theo quy định tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật Tố tụng hình sự: “biện pháp khám xét nhà ở chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án”.
Thẩm quyền ra lệnh khám xét được quy định tại Điều 141 Bộ luật Tố tụng hình sự.
“Khi khám chỗ ở phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến”.
Việc khám chỗ ở không được tiến hành vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
=> Khi khám xét phải có lệnh khám xét nơi ở của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp lệnh khám xét của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp thì phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
=> Trong sự việc của ông Yến, khám xét chỗ ở không có lệnh khám xét là trái quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ông.
Theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Tố tụng hình sự, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng hình sự, người khiếu nại có quyền được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Nguồn tin:luattrunghoa.vn