Qua theo dõi thông tin trên các trang mạng liên quan tới vụ việc 1 chai nước của Tân Hiệp Phát có ruồi bên trong được anh Minh phát hiện sau đó thương lượng thỏa thuận đổi chai nước lấy 500 triệu. Ý kiến của luật sư Tôi không đồng tình với cách xử lý, giải quyết của Tân Hiệp Phát bởi lý do

Qua theo dõi thông tin trên các trang mạng liên quan tới vụ việc 1 chai nước của Tân Hiệp Phát có ruồi bên trong được anh Minh phát hiện sau đó thương lượng thỏa thuận đổi chai nước lấy 500 triệu. Ý kiến của luật sư Tôi không đồng tình với cách xử lý, giải quyết của Tân Hiệp Phát bởi lý do

– Cả Tân Hiệp Phát và công an đều đang hành động thiếu cẩn trọng vội vàng quy chụp, Tân Hiệp Phát quá vội vàng khi mời công an vào cuộc bắt khẩn cấp anh Minh khi đang đếm tiền trong quá trình thương lượng hòa giải là việc đã được sắp đặt từ trước. Nói cách khác anh Minh đã bị “gài bẫy”. Việc anh Minh bị công an bắt là hành vi vi phạm pháp luật, không thuộc trường hợp quy định tại Điều 79, 81, 82 BL TTHS. Tân Hiệp Phát không phối hợp với công an điều tra chứng minh cái chai có ruồi có phải là đồ thật hay đồ giả do khách hàng cố ý làm để trục lợi mà quy chụp sắp đặt cho công an bắt người khi đang tiến hành thương lượng thỏa thuận là hành vi không nên làm của 1 DN. Nếu chai nước đó là đồ thật, Tân Hiệp Phát đã sai càng sai hơn.

– Trường hợp 1: Nếu chai nước có ruồi là của Tân Hiệp Phát thì anh Minh là người chịu thiệt hại, có quyền thỏa thuận với Tân Hiệp Phát theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng và có quyền sử dụng mọi biện pháp mà pháp luật không cấm để thương lượng. Những việc như “thông báo cho các cơ quan báo chí”, “phát tờ rơi” là việc pháp luật không cấm khi người tiêu dùng thương lượng với nhà sản xuất.

Tân Hiệp Phát đã chấp nhận thương lượng với anh Minh, tức phương án giải quyết theo Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại và Luật Bảo vệ người tiêu dùng đã được lựa chọn. Tân Hiệp Phát đã lựa chọn phương thức giải quyết thông qua thương lượng thì phải tuân thủ các quy định liên quan phương thức này. Việc Tân Hiệp Phát báo cho công an bắt anh Minh thì rõ ràng Tân Hiệp Phát vi phạm thỏa thuận

Tuy nhiên yêu cầu 1 tỉ đồng hay 500 triệu đồng trong trường hợp này là không chính đáng nhưng pháp luật cho phép anh Minh thương lượng, nghĩa là chấp nhận cho anh đề đạt yêu cầu. Tân Hiệp Phát có chấp nhận hay không là quyền của công ty, nếu không giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải được thì anh Minh có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Ở đây, yêu cầu của anh Minh đã được Tân Hiệp Phát chấp nhận và chính vì sự chấp nhận này mới phát sinh sự chi trả 500 triệu đồng.

– Trường hợp 2: Nếu anh Minh cố tình bỏ ruồi vào chai nước để uy hiếp tống tiền Tân Hiệp Phát thì mới bị coi là cưỡng đoạt tài sản, Tân Hiệp Phát sau khi bị uy hiếp cần phải báo ngay cho cơ quan công an để điều tra làm rõ. Nếu chứng minh được đó là đồ giả, lúc này, Tân Hiệp Phát mới có thể khởi kiện được khách hàng có hành vi tống tiền nhằm đe dọa uy tín của doanh nghiệp, chất lượng của sản phẩm nếu muốn. Nhưng Tân Hiệp Phát đã lựa chọn việc chấp nhận thương lượng sau đó đẩy anh Minh vào vòng lao lý là hành động không minh bạch của DN này, thể hiện sự vội vàng, xử lý khiếu nại của người tiêu dùng không đúng.

Cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều cần được phổ biến tuyên truyền hoặc xin ý kiến tư vấn pháp luật của các chuyên gia khi gặp phải sự kiện pháp lý có thể dẫn đến tranh chấp. Có hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì cách giải quyết vấn đề – thương lượng hoà giải hoặc chọn cách giải quyết khác mới đi đến thấu đáo. THP lựa chọn cách làm như đã làm là không thể giải quyết một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ được.

Nguồn tin:luattrunghoa.vn