Cấm chụp ảnh CSGT: Cảnh sát muộn nhận mãi lộ?

Theo quan điểm của luật sư Hoàng Tùng, thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội: “Với văn bản này, cơ quan ban hành văn bản đã “vô tình vi phạm” pháp luật, mà cụ thể là Luật Báo chí nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành. Đó là việc tước quyền công dân, quyền tự do hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam”.

TIN TỨC MỚI NHẤT về vụ việc Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67) ban hành công văn quy định cấm chụp ảnh CSGT làm nhiệm vụ gây bất bình

“Tại sao lại cấm người dân chúng tôi chống tiêu cực? Chúng tôi phát hiện CSGT mãi lộ, muốn tố cáo để góp phần làm trong sạch lực lượng CSGT mà cũng bị xử lý pháp luật sao?”.

Đó là tâm tư của một số bạn đọc gọi đến Đường dây nóng 0915544455 báo PL&XH để bày tỏ sau khi có Công văn số 1042/C67-P3 của Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67) ban hành Cam chup anh CSGT

Vì sao phải khó lường?

Trong thời gian qua, làn sóng dư luận “nổi dậy” trên nhiều trang thông tin và trang báo điện tử về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”. Đó là ngày  26-4-2013, Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng C67 đã ký Công văn số 1042/C67-P3 gửi Trưởng phòng CSGT CA các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.
Tại văn bản có nêu: “… cụ thể thời gian qua ở Thanh Hóa, Bình Thuận đã xảy ra một số đối tượng giả danh nhà báo ghi hình lực lượng CSGT làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. Việc này tuy không mới nhưng phức tạp và khó lường…”.

Trong thực tế, mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được quy định tại Điều 4 của Luật Báo chí sửa đổi. Vậy việc một người dân ghi hình CSGT làm nhiệm vụ để phản ánh tới cơ quan báo chí hoặc làm bằng chứng phản ánh tới chỉ huy cấp trên của tổ CSGT làm nhiệm vụ thì có vi phạm pháp luật hay không? Việc làm đó của người dân giúp phát hiện những gương chiến sĩ CSGT làm việc tốt hoặc những tiêu cực trong thi hành nhiệm vụ chẳng phải là hữu ích hay sao? Điều mà bạn đọc khó hiểu hơn là tại sao CSGT lại phải cho hoạt động ghi hình CSGT làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát là phức tạp và khó lường? Nếu các cán bộ, chiến sĩ làm việc công khai, minh bạch, tuần tra kiểm soát đúng quy trình, tác phong… thì việc ghi hình (dù người ghi hình là ai) thì có gì đáng phức tạp? Có gì mà phải khó lường?

Bạn đọc Trần Văn D, trú ở  tỉnh Thái Bình cho rằng: “Vấn đề phức tạp và khó lường ở đây chỉ là những dấu hiệu bất thường trong quy trình thực hiện nhiệm vụ của CSGT mà thôi. Còn một số đối tượng ghi hình để thực hiện động cơ tống tiền CSGT thì mới cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời cũng cần xử lý nghiêm cả lực lượng CSGT bị ghi hình tống tiền. Vì nếu đồng chí CSGT hay tổ CSGT đó không vi phạm thì đối tượng ghi hình có cớ gì để mà tống tiền?”.

Vì sao phải cảnh giác?

Trong văn bản này còn nêu: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.

Thật bất hợp lý khi mà lực lượng CSGT phải nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những “đối tượng… quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ”! Hình ảnh người chiến sĩ CA nói chung, hình ảnh người chiến sĩ CSGT ngày đêm giữ gìn ANTT giao thông trên các tuyến QL, giải tỏa ùn tắc giao thông trong các tuyến phố nội thành… thật đẹp trong lòng mỗi người dân thì sao lại phải cảnh giác và đấu tranh với người quay phim, chụp ảnh mình, nếu người quay phim, chụp ảnh đó không thực hiện vì động cơ xấu?

Mặt khác, người quay phim, chụp ảnh CSGT để góp phần tuyên truyền những hình ảnh đẹp về người chiến sĩ CSGT, hoặc giúp cho những người chỉ huy đơn vị kịp thời phát hiện những chiến sĩ CSGT bị tha hóa biến chất thì tại sao lại phải xử lý họ? Hệ thống văn bản pháp luật của nước ta đã có quy định nào về việc “xử lý” người làm việc tốt ? Tại sao văn bản không nói rõ rằng: “Đấu tranh với kẻ giả danh nhà báo quay phim để thực hiện động cơ xấu như tống tiền, vu khống CSGT…”.

Văn bản gây nhiều tranh cãi của C67.

Văn bản Cam quay phim chup anh CSGT gây nhiều tranh cãi của C67.

“Đấu tranh” với người quay phim chống tiêu cực là vi phạm pháp luật!

Đáng nói, văn bản còn nêu rõ việc nếu người quay phim, chụp ảnh CSGT làm nhiệm vụ là nhà báo thì tập hợp thông tin báo cho cơ quan chủ quản. Vậy xin hỏi người soạn thảo văn bản: “Cơ quan chủ quản” ở đây là cơ quan nào? Tại khoản 4 Điều 6 của Luật Báo chí sửa đổi nêu rõ quyền hạn của báo chí nói chung, của nhà báo nói riêng: “Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới; đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác”.

Theo quan điểm của luật sư Hoàng Tùng, thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội: “Với văn bản này, cơ quan ban hành văn bản đã “vô tình vi phạm” pháp luật, mà cụ thể là Luật Báo chí nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành. Đó là việc tước quyền công dân, quyền tự do hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam”.

Luật sư Hoàng Tùng cũng nhấn mạnh: “Nếu người quay phim, chụp ảnh CSGT làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát mà không gây cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của CSGT, không thực hiện vì động cơ xấu thì không ai có quyền ngăn cấm họ, chứ chưa nói đến chuyện xử lý họ theo quy định của pháp luật. Còn nếu CSGT không cho bất cứ ai có quyền quay phim, chụp ảnh mình làm nhiệm vụ thì hãy cắm biển “Khu vực CSGT làm nhiệm vụ, cấm quay phim, chụp ảnh” như ở các khu vực quân sự chẳng hạn”.

Luật sư Hoàng Tùng khẳng định: “Xét về góc độ thẩm quyền ra văn bản thì Công văn Cam chup anh CSGT số 1042/C67-P3 của Cục CSGT đường bộ, đường sắt chỉ có giá trị chỉ đạo nghiệp vụ, mang tính chất cá biệt trong nội bộ lực lượng CSGT, chứ không thể coi là văn bản quy phạm pháp luật, nên không thể áp dụng bắt buộc chung cho toàn xã hội. Do đó mà văn bản này cần phải hủy hoặc được chỉnh sửa cho phù hợp áp dụng với nội bộ lực lượng CSGT”.

Nguồn tin:Theo: PL&XH